Hỏi:  Cha có đề cập đến «cử chỉ trong phụng vụ»; con muốn biết rõ hơn. Ngay con là một người tạm gọi là «bổn đạo gốc», nhưng khi dự Thánh Lễ có nhiều cử chỉ con làm vì thói quen nhiều hơn!

Đáp: Thật vậy, trong Thánh lễ chúng ta có một số cử chỉ đi theo nghi thức phụng vụ. Mỗi cử chỉ đều có ý nghĩa sâu xa. Chúng ta cần hiểu rõ và làm với lòng sốt sắng chứ không phải như máy móc.

Làm dấu Thánh Giá

Khi làm dấu Thánh giá, chúng ta nên ý thức là mình ghi trọn dấu Thánh giá trên thân thể hơn là chỉ ghi nơi trán, nơi ngực và nơi hai vai. Cử chỉ này gợi lại dấu Thánh giá ngày chúng ta được nhận lãnh bí tích rửa tội. Vì vậy, khi ghi dấu Thánh giá, chúng ta cần làm chậm rãi và từ tốn đọc: «Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần» cho dấu chỉ mang trọn ý nghĩa mầu nhiệm Phục sinh. Dấu Thánh Giá nhìn nhận ta là Kitô hữu, nói lên mối gắn bó của ta vào Thiên Chúa mà Chúa Giêsu Kitô đến biểu lộ: Thiên Chúa Cha, Thiên Chúa Con và Chúa Thánh Thần tức là Thiên Chúa Ba Ngôi. dấu Thánh Giá còn nhắc nhở ơn cứu độ được thể hiện nơi cây thập giá tức là nơi mà tình yêu của Thiên Chúa đạt đến tuyệt đối.

Dấu Thánh giá mang ý nghĩa quan trọng, nên chúng ta bắt đầu và kết thúc Thánh lễ bằng một dấu ghi đó. Khi nhập lễ, dấu Thánh Giá như biểu hiệu chúng ta nhìn nhận nhau. Tất cả đều cùng gia đình và chúng ta đến đây đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa. Dấu Thánh Giá còn được làm ở cuối lễ như lời cầu chúc. Thiên Chúa tụ họp chúng ta lại thì giờ đây Người phái ta đi nhân Danh Người làm nhân chứng những gì chúng ta vừa sống qua. Người đồng hành cùng chúng ta trên mọi nẻo đường.

Đấm ngực

Thời xa xưa, người ta dùng tay và có khi dùng cả hòn đá đấm vào ngực nói lên lòng hối hận. Ngực là chỗ thiết yếu của tim và hơi thở. Tim lại là trung tâm của tình cảm, nên khi đấm vào lồng tim có nghĩa là ta đau buồn vì những việc đã làm. Từ ngữ «ăn năn» đến từ tiếng La tinh «contritus corde» có nghĩa là «dày nát con tim» hay làm «tan vỡ con tim». Vì vậy, đấm ngực là chúng ta thú nhận mình là người tội lỗi ao ước được Thiên Chúa tha thứ.

Làm ba dấu Thánh giá trước khi nghe Tin Mừng

Cử chỉ này trở nên hời hợt nếu như chúng ta chỉ làm như máy móc. Hành vi ghi ba dấu Thánh giá là một lời cầu nguyện, xin cho Lời Tin Mừng chúng ta sắp nghe ở mãi trong trí, trên môi miệng và trong cõi lòng. Ý nghĩa lời nguyện như sau: «Xin cho Tin Mừng

Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp | Privacy Policy | Terms of Use
2121 W. Apollo Rd., Garland, TX 75044 | Tel: (972) 414-7073 | E-mail: dmhcggarland@gmail.com