Hỏi: Xin cha giải thích lại sự khác nhau giữa bí tích, á bí tích và ân xá.
Trả lời:
I- Bí tích (sacrament) là gì?
Trước hết, nói đến bí tích (sacramentum) thì phải nói đến Chúa Kitô là Mầu Nhiệm (Mysterium) cứu độ độc nhất cho nhân loại, vì ngoài Chúa ra, không có Mầu Nhiệm nào khác mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho con người. Bí tích là những dấu chỉ hữu hình (visible signs) mà Chúa Thánh Thần dùng để ban ơn cứu độ của Chúa Kitô cho chúng ta trong Giáo Hội. Đây là những phương tiện cứu rỗi hữu hiệu mà chính Chúa Kitô đã thiết lập để ban phát ơn thánh hóa và cứu độ của Người cho chúng ta cho đến ngày mãn thời gian (SGLGHCG số 774). Có bảy bí tích như chúng ta quen thuộc từ xưa đến nay.
Điều kiện quan trọng nhất để lãnh cách hiệu quả bất cứ bí tích nào, là phải có đức tin, tức là vững chắc tin về hiệu quả thiêng liêng thật sự của bí tích muốn lãnh nhận hợp pháp trong Giáo Hội. Thí dụ, khi lãnh bí tích Thánh Thể, tức là rước Mình Máu Chúa Kitô, thì phải tin chắc rằng có Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong hình bánh và rượu nho; nếu không, việc rước Chúa sẽ là vô ích và người rước Mình Máu Chúa cũng chỉ thấy mình ăn chút bánh và uống tí rượu nho mà không cảm nghiệm được điều gì có tác dụng đánh động tâm hồn cả. Cũng vậy, khi đi xưng tội, nếu hối nhân không tin có Chúa Giêsu hiện diện và tha tội cho mình qua tác vụ của một linh mục, dù là bất xứng dưới mắt người đời, thì việc xưng tội cũng sẽ không mang lại lợi ích nào cho hối nhân. Nói rõ hơn, khi ta xưng tội thì ta xưng tội với Chúa qua vị linh mục và chính Chúa Kitô sẽ tha tội cho ta qua công cụ loài người là linh mục hay giám mục, là các thừa tác viên chính thức của bí tích hòa giải.
Chính vì thiếu điều kiện đức tin này, nên có người đã nói: tôi được rửa tội rồi mà có thấy mình được “tái sinh” ở chỗ nào đâu, tôi vẫn thấy tôi nguyên vẹn như cũ! hoặc “sau mỗi mùa chay và tuần thánh, tôi đâu có thấy mình chết đi và được sống lại với Chúa Kitô Phục Sinh như Giáo Hội nói đâu!"
Nói thế là vì không có đức ti