Muốn có được sự thứ tha, ta phải biết tha thứ! Chao ôi, chỉ hai từ đơn giản này thôi mà sao khó thực hiện được cho tròn vẹn thế! Tha thứ, thứ tha… Những từ ngữ bình dị này không phải ai cũng dễ dàng làm được! Phải có tấm lòng và phải biết yêu thương thì may ra ta mới biết tha thứ cho những ai đã làm hại đến mình. Khó! Đúng vậy! Sao mà khó khăn thế?
Henri Charrière, tác giả cuốn “Papillon – Người Tù Khổ Sai” rất nổi tiếng trước đây, có kể lại trong tự truyện của mình rằng, ông hận tay biện lý buộc tội oan cho ông thấu đến tận xương! Ông căm thù tay làm chứng gian đến tận não tủy, chỉ mong thoát khỏi ngục tù để xử tội hai tên này, ông kể lại trong trí tưởng tượng của mình rằng ông đã chuẩn bị những hình thức trả thù chậm chạp nhưng hoàn hảo, khiến cho chúng phải đau đớn gấp vạn lần nỗi đớn đau mà ông đã hứng chịu trong ngục tù khổ sai. Ngày này sang ngày khác, bước từng bước một quanh phòng giam, ông tưởng tượng sẽ hành hạ chúng như thế nào để trả mối thù này, lúc nào đầu óc ông cũng nghĩ đến chuyện ấy… Thế mà sau lần vượt ngục đầu tiên, ông được đến Trinidad và được phép lưu lại vài ngày trước khi bắt buộc phải trục xuất ông ra biển trở lại. Những giây phút tự do đầu tiên, ông gặp một vị Giám mục tên là Iréné thì phải (đọc lâu quá nên tôi không còn nhớ tên), Papillon nhận được một lời khuyên từ vị Giám mục khả kính ấy làm ông nhớ mãi, vị Giám mục sau khi nghe ông kể lại bao nỗi oan khiên và các dự định trả thù, liền khuyên Papillon hãy biết tha thứ! Papi liền giảy nảy lên: Không bao giờ! Không bao giờ! Mục đích vượt ngục của ông là để trả thù mà! Phải giết những thằng chó chết ấy, bao đêm trường ông mất ăn mất ngủ để vạch kế hoạch này kế hoạch nọ nhắm trả thù một cách cay độc và hoàn hảo, thế mà bây giờ bảo ông tha thứ ư? Nhưng vị Giám mục chỉ nói với ông rằng: Anh Henri! Khi anh biết tha thứ cho người khác, dù cho người ta phạm tội tày đình với anh cỡ nào đi nữa, tha thứ được cho họ thì anh sẽ trở thành một người rất cao cả, và sự cao cả ấy không phải ai cũng có được! Papi sững sờ vì cái từ ngữ cao cả ấy, điều mà ông không bao giờ nghĩ đến. Phải, khi tha thứ, bạn sẽ cảm thấy mình đã vượt qua được chính mình và trở thành một người cao cả, rộng lượng. Nghe đâu sau này khi được tự do hoàn toàn, ông cũng đã nhớ lại lời vị giám mục khả kính và đã biết tha thứ…
  Thế nhưng đó là truyện, còn thực tế cuộc sống thì sao? Để tha thứ cho ai đó, nhiều khi ta phải đấu tranh với bản thân dữ lắm! Khi ai đó làm hại đến ta hoặc xúc phạm đến ta, chắc chắn ta sẽ nghĩ rằng chính hắn đã cố tình gây cho ta đau khổ, đó là bất công và việc đền tội chỉ là thực hiện lẽ công bằng, không ai trách ta được khi ta trả thù. Khi ai đó phạm lỗi với ta, ta vẫn sẽ nghĩ rằng hắn cố tình nên thấy cái lỗi đó rất nặng, do vậy mà ta sẽ trừng phạt chứ không dễ gì im ắng như cục bột được. Đó là lẽ tự nhiên ở đời mà, răng đền răng, mắt đền mắt! Không thể để yên được!
Song ta hãy thử ngẫm lại một lần xem sao, răng đền rồi, mắt đền rồi, thì ta còn lại được cái gì nào? Chỉ là một cảm giác trống vắng hờ hững chứ chẳng còn gì khác! Thật đấy! Ấy là chưa nói đến một thứ cao quý trong người ta sẽ mất đi rất uổng, đó là 

Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp | Privacy Policy | Terms of Use
2121 W. Apollo Rd., Garland, TX 75044 | Tel: (972) 414-7073 | E-mail: dmhcggarland@gmail.com