Đáp: 

  Trong thánh lễ ngày Chúa nhật, có ba bài đọc: bài đọc I trích từ Cựu Ước (trừ Mùa Phục Sinh, vì từ Chúa nhật Phục Sinh cho đến Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng ta nghe đọc sách Tông Đồ Công Vụ), bài đọc II thường là một đoạn thư của thánh Phaolô hay của một Tông Đồ khác, còn bài đọc III thì luôn luôn là một đoạn Tin Mừng (Phúc Âm).

  Các bài đọc Cựu Ước kể cho chúng ta nghe công trình của Thiên Chúa trước khi Chúa Kitô giáng trần. Bài Tin Mừng thuật lại các việc làm, cử chỉ và giáo huấn của Chúa Giêsu. Còn bài đọc II cho chúng ta biết tư tưởng và đời sống của các Kitô hữu tiên khởi.

  Trong thánh lễ các ngày Chúa nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, cũng như các ngày lễ trọng (Giáng Sinh, Chúa Thánh Thần hiện xuống...), cả ba bài đọc đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về tư tưởng. Một sứ điệp được công bố dưới ba khía cạnh khác nhau.

  Còn vào các ngày Chúa nhật khác mà ta gọi là Chúa nhật Thường Niên hay Quanh Năm, bài đọc I được chọn hợp với ý nghĩa của bài Tin Mừng. Mục đích để làm nổi bật sự hợp nhất của Cựu Ước và Tân Ước, của lịch sử cứu độ mà Chúa Kitô là trung tâm. Nếu có liên hệ tư tưởng với bài đọc II, thì chỉ là tình cờ mà thôi, vì bài đọc II theo một chu kỳ riêng biệt.

  Các bài đọc được sắp xếp không theo thứ tự thời gian, nhưng theo ý nghĩa thần học và có tính cách sư phạm: trước tiên chúng ta nghe chứng từ của các bậc tiền bối trước thời Chúa Giêsu (bài đọc Cựu Ước); kế tiếp, chứng từ của các vị đã tiếp nhận sự mạc khải của C

Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp | Privacy Policy | Terms of Use
2121 W. Apollo Rd., Garland, TX 75044 | Tel: (972) 414-7073 | E-mail: dmhcggarland@gmail.com