Giáo hội muốn con cái mình tham dự chứ không "đi xem, hay đi nghe lễ", mà là đi "dự Thánh Lễ" cách tích cực, linh động, Hiến chế Phụng vụ viết:
"Giáo hội hằng bận tâm lo cho các tín hữu đừng tham dự Thánh Lễ như những khách bàng quang, câm lặng, nhưng nhờ hiểu thấu đáo mầu nhiệm đó qua nghi lễ và kinh nguyện sao cho họ tham dự hoạt động cách ý thức, thành kính và linh động, cho họ được đào luyện bởi Lời Chúa, được bổ sức nơi bàn tiệc Mình Chúa, biết tạ ơn Chúa" (PV 47).
Và nữa: "Để tham gia linh động, cần có những lời tung hô của dân chúng, những câu đối đáp, những bài thánh vịnh, thánh ca, và cả những động tác những cử chỉ, thái độ của thân xác. Cũng cần giữ sự thinh lặng thiêng liêng đúng lúc" (PV 30).
Bởi vì tính cách cao quí của Thánh Lễ là sự trao đổi giữa Chúa Tình yêu và các con cái của Người: "Trong Phụng vụ, Chúa nói với dân Chúa qua Lời Chúa, còn dân Chúa đáp lại Chúa qua tiếng hát lời kinh" (PV 33), nên rất cần sự hiện diện, linh động và cảm mến.
Ngoài lợi ích thiêng liêng cho lòng sùng mộ của con cái Chúa, Thánh Lễ còn có lợi ích giữa các con cái Chúa với nhau, nhờ Thánh Lễ Chúa nhật, Giáo hội khuyến khích giáo dân "Phải gắng làm phát triển ý thức cộng đoàn giáo xứ, nhất là trong việc cử hành Thánh Lễ Chúa nhật" (PV 42).
Cách thức tham dự Thánh Lễ
*Tham dự trọn vẹn
Người tín hữu có bổn phận phải tham dự trọn vẹn thánh lễ trong các ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc.
Thánh lễ gồm hai phần, phần phụng vụ Lời Chúa và phần phụng vụ Thánh Thể, được liên kết với nhau một cách chặt chẽ đến nỗi chỉ làm thành một hành vi thờ phượng duy nhất (PV 56). Cho nên người tín hữu phải tham dự đầy đủ cả hai phần.
* Hiện diện và có ý thức
Tham dự thánh lễ có nghĩa là phải có mặt tại chỗ và phải có ý thức:
- Các tín hữu phải có mặt với cả thân xác để cử hành thánh lễ trong các ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc.
- Các tín hữu phải tham dự thánh lễ với lòng sùng kính với sự chú ý.
“Mẹ Giáo Hội tha thiết ước mong toàn thể tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành phụng vụ cách trọn vẹn ý thức và linh động. Do chính bản tính, Phụng Vụ đòi hỏi việc tham dự như thế;” (PV 14).
Mọi người Công Giáo phải ý thức về tầm quan trọng của việc tham dự Thánh lễ. Nếu vắng mặt cho bất cứ phần nào hay toàn phần của Thánh lễ mà không có nguyên nhân thì được xem như đó là sự biểu thị của sự xúc phạm hay xem thường Thánh lễ.
Nghi thức thống hối (Penitential Rite) là phần của Thánh lễ. Nó tiếp theo sau bài ca nhập lễ, liền sau khi Linh mục tiến lên cung thánh và chào hỏi cộng đoàn. Nghi thức thống hối có thể dùng những mẫu khác nhau. Mẫu thông thường là Kinh Cáo Mình hoặc là :”Lạy Chúa xin thương xót chúng con”; hoặc là :”Anh chị em hãy nhìn nhận tội lỗi…”. Chúng ta đến sau những lời nguyện này là đến trễ cho Thánh lễ.[1]
Do đó chúng ta phải cố gắng tham dự Thánh lễ cách trọn vẹn, hiệp thông với cộng đoàn dân Chúa. Nên đến sớm vài phút trước Thánh lễ để được nghe những tin tức của Giáo xứ hay những lời chỉ bảo quan trọng của Hội Thánh. Tham dự Thánh lễ từ đầu chí cuối là tỏ lòng tự trọng của chúng ta đối với Chủ tế nói riêng và cộng đoàn nói chung.
* Chúng ta thử nghĩ xem nếu đánh đổi sự ra về trước 5 hay 10 phút bằng lới chúc lành, chúc bình an của Thiên Chúa, chúng ta chọn diều nào !
*Nếu bạn là giáo viên đang “đứng lớp”. Chưa có tiếng kẻng tan trường, và bạn chưa kết thúc buổi học, thế mà học sinh tự động đứng dậy ra về, bạn nghĩ sao ?
[Theo website dccthaingoai.com]
[1] Catholic Questions, Wise Answers edit by Michael J. Daley (trang 260-2