TỔNG QUÁT
Các học giả ngày nay cho rằng tác phẩm mà ta gọi là Thư Do Thái thật ra không phải là một lá thư, cũng không phải do thánh Phaolô viết, và cũng chẳng gửi cho tín hữu Do thái. Thế nhưng những khẳng định đó vẫn không làm mất đi tầm quan trọng của tác phẩm này. Thật vậy, có thể xem tác phẩm này là một bài giảng được biên soạn công phu, và là một trong những bài giảng cổ xưa còn giữ lại được.
Tác phẩm này quan trọng vì hai lý do. Trước hết, tác phẩm chứa đựng nền thần học phong phú về ơn cứu độ trong Chúa Kitô, tập trung vào sự chết của Chúa Kitô như hành động cứu độ. Kế đến, hơn bất cứ tác phẩm nào khác, thư Do thái cho thấy việc giải thích Thánh Kinh Cựu Ước quan trọng như thế nào trong đời sống Giáo hội thời sơ khai.
Cách cụ thể hơn, có thể tóm lược nội dung giáo lý của Thư Do thái trong ba điểm chính:
(1) Chúa Kitô được trình bày như Lời tối hậu của Thiên Chúa, Lời đó được thể hiện trong cuộc sống và cái chết của một con người có tên là Giêsu và cũng chính là Con Thiên Chúa; (2) Chúa Kitô được trình bày như vị thượng tế duy nhất và vĩnh cửu, và cái chết tự hiến của Người đã chuộc mọi tội lỗi, khai mở giao ước mới và mở đường cho ta đến với Thiên Chúa; (3) Chúa Kitô là mẫu mực mà các Kitô hữu phải noi theo trong đức tin và hi vọng.
Có thể chia Thư Do Thái thành 4 phần chính:
- Thiên Chúa ngỏ lời nơi Con của Ngài (1,1 – 4,13)
- Cậy trông vào hiến tế của Chúa Giêsu (4,14 – 10,