TỔNG QUÁT
Ngay từ đầu sách Tin Mừng, thánh Luca đã nhìn nhận những tác phẩm đã viết trước. Ngài không muốn viết sách Tin Mừng để thay thế cho Tin Mừng Marcô đã có trước, nhưng ngài nhận ra nhu cầu cần có một tác phẩm khác cho thế hệ mới với những hoàn cảnh sống mới. Lúc đó, số Kitô hữu gốc dân ngoại đã gia tăng đáng kể, Giáo Hội cũng không chỉ đóng khung trong đất nước Palestina nữa nhưng có mặt ở nhiều nơi khắp đế quốc Roma. Ngôn ngữ thông dụng cũng không còn là tiếng Do thái mà là tiếng Hi Lạp. Thánh Luca muốn cho thấy tính liên tục giữa cộng đoàn mới mẻ này và cộng đoàn Do thái ban đầu. Ngài muốn các đọc giả của ngài hiểu rằng Thiên Chúa đã yêu thương họ ngay từ thưở ban đầu cho dù về mặt lịch sử, người Do thái là những người đầu tiên được đón nhận sứ điệp cứu độ, nhưng họ đón nhận là để loan báo cho mọi người khác. Vì thế ngài dựa vào Tin Mừng Marcô cũng như những nguồn tư liệu khác để biên soạn sách Tin Mừng thứ ba và sách Công vụ. Sách Tin Mừng mô tả những bước đầu tiên của lịch sử Kitô giáo, từ lời loan báo đầu tiên cho đến lúc hoàn thành trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Còn sách Công vụ trình bày về sự phát triển của Giáo Hội, cho thấy những quyết định quan trọng và những bước ngoặt của Giáo Hội trong nỗ lực rao giảng Tin Mừng.
Có bốn sách Tin Mừng và cả bốn sách đều kể cùng một câu truyện về Chúa Giêsu. Tuy nhiên mỗi tác giả lại sử dụng cách tiếp cận khác nhau, dựa vào mối quan hệ cá vị của các ngài với Chúa Giêsu, vào khả năng riêng của mỗi người, vào kinh nghiệm của cộng đoàn mà mình có mặt cũng như vào những nguồn tư liệu có được. Vì thế mỗi sách Tin Mừng lại có những nét độc đáo riêng. Theo đó, sách Tin Mừng Luca có một số đặc điểm sau:
1. Ơn cứu độ cho mọi người
Ngay từ đầu, dân Israel đã ý thức rằng Thiên Chúa muốn cứu độ mọi người (St 13,2). Mọi dân tộc trên địa cầu đều được đón nhận phúc lành của Thiên Chúa qua dân Do thái. Các Kitô hữu Do thái cũng ý thức điều đó nhưng họ tự hỏi: Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho mọi người cách trực tiếp