Thư 1 Phêrô nói nhiều đến niềm hy vọng Kitô giáo: “Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại” (1,3). Niềm hy vọng này vượt lên trên những thực tại trần thế mà người đời thường mơ tưởng như giầu sang phú quý hay thành công, nổi tiếng, để vươn tới “gia tài không thể hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai” (1,4). Niềm hy vọng này vượt qua cả biên giới sự chết, tuy nhiên không chỉ đơn thuần là sự bất tử mà nhiều người mong ước, vì như thánh Ambrôsiô nói: “Nếu không có sự tiếp sức của ân sủng, thì sự bất tử trở thành gánh nặng hơn là một mối lợi”. Niềm hy vọng Kitô giáo vươn tới sự sống đời đời, nghĩa là “cuộc sống tròn đầy ý nghĩa, sự ngụp lặn vào cõi mênh mông của hữu thể, trong khi chúng ta được tràn ngập niềm vui” (Đức Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi, số 12).

Chính niềm hy vọng ban tặng cho các Kitô hữu niềm vui sống, cho dù cuộc sống vẫn còn đó rất nhiều đau khổ: “Trong thời ấy, anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dù còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách” (1,6). Trong ánh sáng của niềm hi vọng, người Kitô hữu đón nhận những thử thách và khổ đau trong đời sống như cơ hội thanh luyện đức tin: “Vàng là của phù vân mà còn phải chịu thử lửa… đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội” (1,7). Cũng chính niềm hy vọng này thúc đẩy các Kitô hữu sống cuộc đời mình với tinh thần trách nhiệm, vì ý thức rằng “Thiên Chúa là Đấng không vị nể ai nhưng cứ theo công việc của mỗi người mà xét xử” (1,17). Sự phán xét của Chúa không phải là mối đe doạ làm mất đi niềm vui sống, nhưng đúng hơn là động lực thúc đẩy chúng ta sống có trách nhiệm như Đức Bênêđictô XVI nói: “Trong kiến trúc các nơi phụng tự Kitô giáo, nhằm diễn tả tầm vóc lịch sử và vũ trụ của niềm tin vào Đức Kitô, người ta thường trình bày bên phía Đông hình ảnh Đức Kitô trở lại như vị vua; ngược lại, bên phía Tây là cuộc chung thẩm như hình ảnh về trách nhiệm đối với cuộc sống của chúng ta, và quang cảnh này dõi theo, đồng hành với người tín hữu trong cuộc sống hằng ngày” (Thông điệp Spe Salvi, số 41).

Người Kitô hữu không chỉ sống mà còn phải làm chứng về niềm hy vọng của mình: “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (3,15). Thánh Phêrô nhắn nhủ điều này, đồng thời còn nhắc nhở cả về cung cách làm chứng cho phù hợp với tinh thần Phúc Am. Đó là “trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng” (3,16) chứ không bằng bạo lực và sự kiê

Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp | Privacy Policy | Terms of Use
2121 W. Apollo Rd., Garland, TX 75044 | Tel: (972) 414-7073 | E-mail: dmhcggarland@gmail.com