PHỤC SINH LADARÔ (11,1-54)

Chúa Giêsu vừa là sự sống vừa là sự sống lại (11,25) và phép lạ phục sinh Ladarô chính là dấu chỉ cho lời khẳng định đó.

1. Matta và Maria

Không chỉ trong Tin Mừng Gioan, hai chị em Matta và Maria còn được nhắc đến trong Luca 10,38-42, và cả hai tác giả đều cho thấy tính cách của mỗi người. Matta xuất hiện như một người năng động nên trong Luca 10,40, chị rất bận rộn trong chuyện đón tiếp Chúa Giêsu, và trong Gioan 11,20, chị cũng là người mau mắn ra gặp Chúa Giêsu trước. Còn Maria thì ngồi ở nhà, sau đó thì dưới chân Chúa (Ga 11,20. 32), cũng giống như Maria trong Luca 10,39 ngồi dưới chân Chúa để lắng nghe lời Người.

2. Ladarô

Có điều lạ là Tin Mừng Luca không nói gì đến người em trai là Ladarô. Trong Luca có dụ ngôn về Ladarô nhưng Ladarô ở đây là một người nghèo, suốt đời khổ sở, cuối cùng được ở trong lòng Abraham. Dụ ngôn này kết thúc bằng lời cảnh cáo rất đặc biệt của Chúa Giêsu : “Nếu chúng không nghe theo Môsê và các tiên tri, thì dù có kẻ chết sống lại, chúng cũng không nghe đâu” (Lc 16,31). Nghĩa là cũng nói đến chuyện kẻ chết sống lại. Vậy có sự trùng hợp nào chăng giữa hai nhân vật Ladarô? Phải chăng thánh Gioan đã biến người hành khất trong Tin Mừng Luca thành người em trong gia đình của Matta và Maria? Không phải thế, những gì thánh Gioan kể lại đều là người thật việc thật, ở đây chỉ muốn ghi nhận sự gần gũi giữa hai bản văn.

3. Sự hồi sinh của Ladarô và sự phục sinh của Chúa Giêsu

Nếu so sánh trình thuật về sự hồi sinh Ladarô và trình thuật về sự phục sinh của Chúa (chương 20), có nhiều nét song đối với nhau :

- Maria than khóc ở gần mộ (11,31 và 20,11)

- Ngôi một bị tảng đá che kín (11,38 và 20,1)

- Khăn liệm và khăn che mặt (11,16 và 20,6-7)

- Vai trò đặc biệt của Tôma (11,16 và 20,24-28)

Như thế, thánh Gioan viết trình thuật hồi sinh Ladarô như để tiên báo về sự phục sinh của Chúa. Tuy nhiên sự phục sinh của Chúa Giêsu hoàn toàn khác với sự hồi sinh Ladarô:

- Ladarô được hồi sinh là trở lại với đời sống cũ để rồi sớm muộn cũng sẽ chết, còn Chúa Giêsu phục sinh là bước vào sự sống vĩnh hằng, trở thành Đấng hằng sống, sự chết không còn làm chủ được Người nữa.

- Ladarô được hồi sinh với thân xác cũ, còn Chúa Giêsu phục sinh với thân xác vinh hiển, thân xác không còn bị chi phối bởi những điều kiện không gian và thời gian như các trình thuật Thánh Kinh cho biết.

4. Giáo huấn

Câu 25-26 là trọng tâm của cả trình thuật : Chúa Giêsu là sự sống và sự sống lại của tất cả những ai giống như Matta, dám tin rằng Người là “Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa” (câu 27 và 31). Ai có đức tin thì cho dù phải chết cũng sẽ sống. Ai sống mà tin thì sẽ không bao giờ phải chết.

Lời của thượng tế Caipha được thánh Gioan giải thích như lời tiên tri mà chính ông ta không ngờ: “Chúa Giêsu phải chết cho dân, và không chỉ cho dân mà thôi nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi thành một mối” (câu 51-52). Lời này cũng trình bày thần học của Gioan về ơn cứu độ.

An sâu trong trình thuật này là chân lý cao cả về cuộc Vượt qua của Chúa Giêsu : Người hi sinh mạng sống mình để ban sự sống cho ta. Vì yêu thương Ladarô, Chúa Giêsu đi Bêtania để làm cho ông sống lại; nhưng khi làm như thế, Người phải chấp nhận hiểm nguy (x. các câu 7-8, 16, 50-53). Như đã nói, so sánh trình thuật phục sinh Ladarô và trình thuật về sự phục sinh của Chúa ở chương 20, ta sẽ thấy nhiều điểm tương đồng. Cả hai trình thuật đều nói đến Maria khóc lóc ở mồ (11,31 và 20,11), nấm mồ với tảng đá chắn bên ngoài (11,38 và 20,1), khăn liệm và khăn che đầu (11,44 và 20,6-7), vai trò đặc biệt của Tôma (11,16 và 20,24-28). Dường như thánh sử Gioan viết trình thuật này để báo trước cuộc phục sinh của Chúa. Vì thế, chương 11 chuẩn bị cho ta đọc chương 20.

Chúng ta có thể thắc mắc về sự trì hoãn của Chúa Giêsu (11, 4-7). Tại sao Chúa không lên đường ngay để ngăn

Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp | Privacy Policy | Terms of Use
2121 W. Apollo Rd., Garland, TX 75044 | Tel: (972) 414-7073 | E-mail: dmhcggarland@gmail.com