1) Đầu thế kỷ 16, năm 1533 dưới thời vua Lê Trang Tông có chỉ dụ cấm đạo Gia tô vì có một người Tây phương tên là Inêkhu vào đường biển giảng đạo ở Thái Bình.
2) Khi đó Việt Nam đang trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, cha Gaspar của dòng Đaminh đến giảng đạo tại Hà Tiên. Năm 1580, cha Luis de Fonseca và Gregoir de la Motte cùng dòng đặt chân đến Quảng Nam. Năm 1583, các cha dòng Phanxicô từ Phi Luật Tân đến truyền giáo ở Bắc Việt. Năm 1615, cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) dòng Tên cùng với 3 thầy trợ sĩ đặt chân đến Cửa Hàn, Quảng Nam. Tại Bắc hà, Giáo hội có hơn 7000 tín hữu; tại Nam hà với cha Đắc Lộ có 50000 giáo dân.
3) Năm 1659, Đức Giáo hoàng Alexanđrô VII thiết lập giáo phận Đàng Trong (Nam hà) và giáo phận Đàng Ngòai (Bắc hà) và trao cho hai Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte. Hai vị vào Việt Nam và tổ chức các cơ sở như chủng viện, tổ chức “thầy giảng”, và dòng Mến Thánh Giá.
4) Trong vòng 50 năm, từ 1600-1650, các vị thừa sai đã làm cho 408,000 người trở lại, trong số có 308,000 người ở Bắc việt và 50,000 người ở Trung và Nam việt.
5) Giáo hội Việt Nam bị bách hại nhiều lần. Kể từ năm 1627, sắc chỉ thứ nhất do Chúa Trịnh ban hành cấm đạo đến triều đại Tự Đức, tổng cộng có 53 sắc chỉ. Vua Minh Mạng (1820-1840) ra 7 sắc chỉ cấm đạo và được mệnh danh là Neron của Việt Nam.
6) Có 30,000 tín hữu hy sinh vì Đức Tin dưới thời chúa Trịnh đàng ngòai và chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn đàng trong. Có 40,000 tín hữu anh dũng dưới thời Minh Mạng (1420-1440), Thiệu Trị (1841-