I. CHÚC TỤNG CHÚA NGAY TRONG ĐAU KHỔ (1,3-11)
Theo thói quen ngày xưa, người viết thư thường bắt đầu bằng việc dâng lời tạ ơn vì Chúa đã ban sức khoẻ cho mình. Thế nhưng thánh Phaolô lại nhắc đến những đau khổ phải chịu, “chúng tôi đã phải chịu đựng quá mức, quá sức chúng tôi, đến nỗi chúng tôi không còn hi vọng sống nổi” (câu 8-9). Tuy nhiên chính những đau khổ này lại thúc đẩy thánh nhân lên tiếng chúc tụng Chúa là Đấng “hằng sẵn sàng nâng đỡ, ủi an” (câu 3). Tâm tình này của thánh Phaolô soi chiếu một luồng sáng mới cho đời sống đức tin của ta.
Người môn đệ Chúa Giêsu xác tín rằng những đau khổ phải chịu chính là cơ hội thông hiệp vào cuộc khổ nạn của Thầy chí thánh, và nhờ thông hiệp với Người trong đau khổ, ta cũng được thông hiệp với Người trong vinh quang : “Cũng như chúng ta chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Kitô, thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi” (câu 5). Đồng thời, khi được thông hiệp vào cuộc khổ nạn của Chúa, những đau khổ ta phải chịu sẽ mang giá trị cứu độ : “Chúng tôi có phải chịu gian nan thì đó là để anh em được an ủi và được cứu độ.” (câu 6).
Niềm xác tín vào sự an ủi đỡ nâng của Chúa sẽ giúp ta vững bước trên đường phục vụ. Đồng thời xác tín đó cũng thúc đẩy ta trở thành người mang sự nâng đỡ và an ủi đến cho anh chị em mình : “Thiên Chúa luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó” (câu 4); “Chúng tôi có được an ủi thì cũng là để anh em được an ủi, khiến anh em có sức kiên trì chịu đựng cùng những nỗi thống khổ mà chính chúng tôi phải chịu” (câu 6).
II. BÍ QUYẾT CỦA NGƯỜI TÔNG ĐỒ (4